Bệnh lậu – Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 9.12.2016

Tư vấn y khoa: Bác sĩ Phụ Khoa giỏi - ĐKQT Hà Nội

Đánh giá:

Bạn có biết việc quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ nhiều bạn tình là một trong những con đường khiến bạn phải đối mặt với những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, một trong số đó phải kể đến căn bệnh lậu. Đây là một bệnh nguy hiểm, vậy, bệnh lâu có biểu hiện như thế nào, nguyên nhân do đâu, điều trị như thế nào, là băn khoăn của rất nhiều người. Chúng ta sẽ có câu trả lời cho mình sau khi tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi sinh vật Neisseria gonorrheae (còn được gọi là bệnh lậu bacteriae) được lây truyền qua quan hệ tình dục. Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục được biết đến lâu đời nhất. Người ta ước tính rằng hơn một triệu phụ nữ hiện đang bị nhiễm bệnh lậu. Trong số những phụ nữ bị nhiễm, có tới 25% -40% cũng sẽ bị nhiễm Chlamydia, một loại vi khuẩn gây bệnh viêm âm đạo khác.

Con đường lây nhiễm bệnh lậu

Nhiều người cho rằng, bệnh lậu có thể được lây truyền từ ghế nhà vệ sinh hoặc tay nắm cửa. Tuy nhiên, trên thực tế các vi khuẩn gây bệnh lậu đòi hỏi môi trường phù hợp cho sự phát triển và sinh sản. Nó không thể sống bên ngoài cơ thể lâu hơn một vài phút, cũng như không thể sống trên da của bàn tay, cánh tay và chân. Nó chỉ tồn tại trên bề mặt ẩm ướt trong cơ thể và được tìm thấy phổ biến nhất trong âm đạo, cổ tử cung. Nó cũng có thể sống trong các ống (niệu đạo) mà qua đó nước tiểu chảy từ bàng quang. Bệnh lậu cũng có thể tồn tại ở mặt sau của cổ họng (nếu người bệnh dùng “oral sex”) và trong trực tràng.

– Lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm khuẩn lậu

– Lây do tiếp xúc dịch nhầy, máu chứa virus của người bệnh: dùng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, quần trong của người bệnh

– Lây nhiễm cả khi quan hệ đường hậu môn, đường miệng đều lây nhiễm như hình thức quan hệ tình dục truyền thống.

Chuyên Gia Tư vấn

Các triệu chứng của bệnh lậu

Các bác sĩ cho biết, bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với đối tượng có nguy cơ cao (gái mại dâm, gái nhà hàng) có nguy cơ cao mắc bệnh xã hội, trong đó có bệnh lậu. Người đã chữa khỏi bệnh lậu nhưng lại có quan hệ tình dục với người bị bệnh sẽ bị tái nhiễm. Thời gian ủ bệnh: 4 – 7 ngày (đôi khi chỉ ngắn có 24 giờ ).

+ Hơn 50% phụ nữ bị nhiễm bệnh không có triệu chứng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.

+ Ở nam giới, những triệu chứng của bệnh có phần rẩm rộ hơn. Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể qua đường niệu đạo, vi khuẩn trụ lại ở tế bào mô bì trụ ở niêm mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhân đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm, được thoát ra ngoài theo nước tiểu màu trắng hơi vàng (tiểu ra mủ), lậu cầu tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó.

Con đường lây nhiễm bệnh lậu

Bệnh lậu nguy hiểm như thế nào?

+ Ở nam giới, bệnh lậu không được điều trị hoặc điều trị muộn song cầu lậu khuẩn ngày càng ăn sâu và lan xa vào các cơ quan hay bộ phận khác của bộ phận sinh dục dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Khi nam giới mới mắc bệnh, song cầu khuẩn lậu thường gây viêm niệu đạo trước (phần trước của niệu đạo từ tuyến couper trở ra đến miệng sáo).

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, lậu cầu sẽ ăn vào niệu đạo sau và gây viêm toàn bộ niệu đạo (cả niệu đạo trước và niệu đạo sau), viêm có thể hình thành túi mủ hình thành quanh niệu đạo, về sau chúng có thể thành sẹo gây chít hẹp niệu đạo. Ngoài ra, vi khuẩn lậu có thể lan đến tuyến tiền liệt gây viêm, áp xe tuyến. hoặc lan đến ống dẫn tinh, túi tinh và mào tinh hoàn, nếu cả hai bên tinh hoàn – mào tinh hoàn đều bị viêm có thể dẫn tới vô sinh.

+ Ở nữ giới, bệnh lậu có thể dẫn đến nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng tới ống dẫn trứng và buồng trứng,…

Bệnh lậu cũng có thể lây lan khắp cơ thể để lây nhiễm các khớp xương gây ra do lậu cầu viêm khớp .

Chuyên Gia Tư vấn

Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

Chẩn đoán lâm sàng: thăm khám lâm sàng, tiền sử bệnh nhân (thời gian, hoàn cảnh mắc bệnh,…), các biểu hiện lâm sàng mà người bệnh gặp phải.

Xét nghiệm: xét nghiệm trực tiếp hoặc nuôi cấy phân lập

Chẩn đoán phân biêt: bệnh lậu có những biểu hiện khác nhau giữa nam và nữ. Chẩn đoán phân biệt giúp bệnh nhân xác định được bệnh sớm

Chuyên Gia Tư vấn

Lưu ý trong điều trị bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu chủ yếu căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể bạn sẽ được bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị lậu phù hợp.

+ Đối với bệnh lậu không biến chứng thì được điều trị bằng cách uống hay tiêm kháng sinh đặc hiệu.

+ Khi bệnh lậu phối hợp với các bệnh nhiễm trùng khác như bệnh nhiễm trùng Chlamydia ở đường tiểu thì phải dùng kháng sinh phối hợp.

Ngoài ra, tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, các bác sĩ còn có thể chỉ định dùng Đông y hỗ trợ nhằm nâng cao sức đề kháng, nhanh phục hồi đối với những bệnh nhân bị lậu. Giúp họ nhanh chóng lấy lại cân bằng sau điều trị.

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được chữa dứt điểm. Đặc biệt, nên tìm hiểu thêm về sinh lý nam nữ, tình dục, các bệnh lây qua đường tình dục để bảo vệ chính mình và những người thân.

Bệnh lậu là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, việc sử dụng bao cao su và các biện pháp phòng tránh bảo vệ chống lại nhiễm trùng bệnh lậu là điều cần thiết bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh lậu.

Nếu còn băn khoăn cần được giải đáp người bệnh có thể chọn tư vấn trực tuyến hoặc gọi đến số 024.378.66.888 (tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí)

Địa chỉ: Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội-152 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội.

Bài viết KHÔNG có thông tin bạn tìm, liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình